Bòn bon còn có tên gọi khác là dâu da đất, là loài cây ăn quả nhiệt đới, có tên khoa học là Lansium domesticum, là loài cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ Xoan.
Trái bòn bon có dạng hình tròn, đường kính khoảng 5 cm, vỏ khi còn non có màu xanh đậm, đến lúc chín vỏ dẻo có màu vàng tươi, mịn như nhung và có chứa mủ màu trắng sữa. Cơm bòn bon màu trắng đục, khi chín cơm gần như trong suốt, chia thành múi. Mỗi trái có 5-6 múi, giữa các múi có vách ngăn mỏng, mỗi múi có hạt trong dính với thịt.
Vị bòn bon vừa chín có vị hơi chua, khi chín mùi thì ngọt hơn. Hạt rất đắng, khó tách khỏi cơm nên người ăn có khi nuốt luôn cả múi để tránh nhằn hột. Mùa bòn bon chín là vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.
Bòn bon thái hạt lép, trái ngọt, rất ngon, vỏ trái chín có màu vàng đậm hấp dẫn.
Cứ 100g phần ăn, chứa 0,8g chất đạm, 9,5g chất Carbohydrates, 2,3g chất xơ, 20mg calcium, 30mg phosphorus, 13 IU carotene (Vitamin A), 0,089mg Thiamine, 0,124mg Ribofl Avine, 1mg Ascorbic acid. Ở nhiệt độ bình thường sau thu hoạch, bòn bon có thể giữ được 4 ngày, nếu để trong tủ lạnh từ 12 – 13 độ C có thể tồn trữ đến 2 tuần. Vị ngọt gia tăng sau khi hái đến 7 ngày. Bòn bon quý hiếm không chỉ vì chất lượng và tác dụng trái, mà còn là loại cây trồng kén đất và lâu cho trái, nếu có tác động của khoa học, thì cũng phải từ 8 đến 10 năm cây mới cho trái. Có người gọi cây bòn bon là cây của nhà giàu là vậy.
_ Ngoài thành phần dinh dưỡng, hạt và vỏ thân và trái bòn bon còn làm được nhiều vị thuốc. Vỏ thân và trái bòn bon có hoạt tính chống lại ký sinh trùng gây sốt rét Plasmodium Falciparum. Hạt bòn bon có hoạt tính diệt được Plasmodium Falciprum. Nước chiết từ vỏ quả và lá bòn bon có tác dụng làm giảm số lượng Plasmodium Falciprum thuộc các chủng đã kháng Chloroquine (T9) và chưa kháng Chloroquine (3D7).
_Vỏ quả phơi khô, đốt lấy khói có mùi thơm nhẹ, dùng để đuổi muỗi và làm nhang xông trong các phòng người bệnh. Thân bòn bon làm gỗ có màu nâu nhạt rất đẹp, độ cứng trung bình, thớ thịt cây mịn, dai, khá bền, dùng làm cột nhà và đồ gia dụng.
_ Hạt phơi khô, tán nhuyễn thành bột trị nóng sốt và sán lãi. Vỏ thân trị vết cắn của bò cạp. Nước sắc từ vỏ thân và lá trị tiêu chảy và sốt rét. Nước nấu từ lá làm thuốc trị sưng mắt.
Mặc dù có giá trị dinh dưỡng nhưng cần tránh những sai lầm khi ăn quả bòn bon sau đây để tránh gây hại cho sức khỏe:
- Không nên nhai hạt
Quả bòn bon thường có 5 múi, có vách ngăn mỏng. Những múi chưa có hạt hoặc hạt nhỏ có thể nhai luôn. Tuy nhiên, một số múi có hạt lớn thì không nên nhai hoặc nuốt vì trong hạt đắng, chứa một chất xác định là cấu trúc alkaloid độc.
- Không cắn vỏ
Vỏ của qủa bòn bon có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn nên cẩn thận. Trong vỏ bòn bon còn chứa một chất gọi là acid lansium độc đối với tim, ở liều cao có thể làm ngừng tim ếch. Tốt nhất, khi ăn bòn bon không nên cắn trái mà cần dùng tay để tách vỏ, bỏ hạt.
- Người tiểu đường không ăn nhiều
Đối với người mắc tiểu đường thì không nên ăn nhiều bởi trong bòn bon có hàm lượng đường tương đối cao. Người bình thường cũng không nên ăn nhiều vì dễ bị nặng bụng.
Trái ngon là trái vừa, không lớn mà cũng không nhỏ, chỉ to bằng ngón tay cái, da mầu vàng nhạt, núm cuống căng tròn. Khi bóc lớp vỏ ngoài, bên trong lộ ra năm múi dính chặt lấy nhau mầu trắng trong, đầy nước thơm. Không nên lựa những trái to vì hột to, trái thường chua, những trái có vết nám đen ăn không ngon.
Hiện tại hoa quả sạch thành thảo bán lẻ bán buôn sản phẩm trái bòn bon thái lan hàng chuẩn cực ngon ngọt đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với chi phí cực kỳ phải chăng cho các khách hàng mua lẻ lẫn mua buôn.1 Liên hệ ngay số điện thoại : 0988. 319. 305 hoặc để lại thông tin đặt hàng trên website